Và một khó khăn nữa là khi bạn gắn quá nhiều Tag của nhiều dịch vụ quảng cáo, tracking tool vào website thì một khoảng thời gian bạn sẽ không nhớ Tag nào còn xài và Tag nào không sử dụng nữa. Nguy hiểm nhất là khi coder “lỡ tay” xoá một đoạn code tracking khi chỉnh sửa hay nâng cấp webiste sẽ làm mất dữ liệu của bạn và ảnh hưởng đến KPI marketing.
Google Tag Manager (GTM) sinh ra để giải quyết những khó khăn này. Vì tất cả các code nằm trong một chỗ chứa gọi là container và bạn chỉ cần chèn duy nhất 1 đoạn code vào website của mình. Sau này muốn thêm hoặc thay đổi bất kỳ tracking code nào, bạn chỉ cần vào GTM để chỉnh sửa, không phải mất thời gian chờ đợi coder hỗ trợ.
Sau đây là hướng dẫn sử dụng GTM để quản lý những code tracking cơ bản như: Google Analytics, Adwords Remarketing, Adwords Conversion Code, Facebook Pixel Code…
Contents
Cài đặt Google Tag Manager trên website
Việc đầu tiên là bạn vào tagmanager.google.com để tạo một tài khoản. Ở đây mình sử dụng website này để làm demo.
Nhập Account Name là tên công ty hoặc tên website, hoặc bất cứ cái tên gì để bạn tiện theo dõi, sau đó bấm Continue để tạo container.
Điền tên website của bạn vào Container Name, chú ý website có dạng: www.yoursite.com hoặc yoursite.com (không bao gồm http://). Thực ra đây là tên website chứ không phải địa chỉ website, nhưng tốt nhất cứ điền theo dạng domain cho tiện quản lý.
Chọn Where to Use Container là Web, còn nếu bạn muốn dùng GTM để quản lý tracking code cho App thì chọn iOS hoặc Android, rồi bấm Create. Hiện nay mới có thêm tracking cho AMP (mong chờ lâu phết rồi).
Một cửa sổ hiện ra hỏi bạn có đồng ý với những điều khoản của Google khi sử dụng GTM hay không. Không cần đọc bạn chỉ cần bấm Yes.
Sau khi bấm Yes, thì một cửa sổ khác hiện ra chứa code của Container bạn vừa tạo. Bạn chỉ cần copy một trong hai đoạn code này và chèn vào
- Trong thẻ <head>, thường mình chèn trước thẻ đóng </head>;
- Ngay sau <body> tag của tất cả các trang trên website.
Sau đây mình sẽ hướng dẫn chèn vào website WordPress, còn những CMS khác các bạn tự tìm hiểu nhé.
Đăng nhập vào backend của WordPress vào chọn Appearance > Editor. Tuỳ thuộc vào theme của bạn đang sử dụng, thường là trong file header.php. Sau đó bạn chỉ cần dán đoạn GTM container code vào ngay trước thẻ đóng </head> hoặc ngay sau <body> như hình bên dưới và Update File.
Rồi từ đây là khỏi cần nhờ coder gắn dùm từng code nữa.
Các thành phần của Google Tag Manager
Thành Phần | Định Nghĩa |
---|---|
Account | Là tài khoản GTM của 1 tổ chức hay công ty. Một Account có thể có nhiều Container. |
Container | Là đoạn code chứa tất cả những tracking code khác. Thông thường một Account chỉ nên có một Container. Nhưng ở những website phức tạp hơn như có nhiều domain khác nhau… thì có thể cần tạo nhiều container trong một account. Nhưng chú ý:
|
Versions | Version là phiên bản của một container. Khi mới tạo version bằng 1. Khi bạn thêm hoặc thay đổi một tracking code sau đó publish thì version sẽ nhảy lên version 2… Nếu version 2 không ổn thì có thể publish lại version 1. Bạn có thể tự tạo ra một version mới để thoải mái chỉnh sửa tracking code… Nếu có sai thì có thể publish lại version cũ. |
Publish | Publish là cho chạy thực tế một conatiner sau khi mọi tracking code chứa trong nó được thiết lập chính xác. |
Tags | Tag là bất kỳ tag của một công cụ marketing hay tracking nào. Google định sẵn 1 số tag thông dụng như: Google Analytics, Adwords Conversion, Adwords Remarketing, DoubleClick, Adroll, ConmScore… Hoặc bạn có thể chèn bất kỳ Tag nào bằng Custom HTML Tag. |
Triggers | Trigger là điều kiện cho phép 1 tag được chạy. VD:
|
Variables | Variable là những biến có trên một website/app. VD: Page URL, Page Path, Event, Click Element, Click Class… Variable kếp hợp với Trigger để cho phép 1 Tag được chay hay không.VD: Quy định trong Trigger:{{url}} matches RegEx .* Có nghĩa là Trigger quy định Variable là URL và URL này có điều kiện RegEx phải thoả .* (.* có nghĩa là bất kỳ trang nào) thì Tag mới được chạy. |
Các thiết lập 1 số Tag cơ bản
Google Analytics Tracking Code
Đầu tiên vào Google Analytics để lấy tracking code (Mình sẽ cho rằng các bạn biết cách tạo và đã có tài khoản Google Analytics nên không cần phải hướng dẫn. Không thì xem ở bài này nhé: Hướng dẫn Cài đặt Google Analytics). Bạn vào Admin > Tracking Info > Tracking Code và copy Tracking ID (theo dạng UA-XXXXXX-X) như trong hình.

Trong Google Tag Manager, ở Tab Workspace chọn Add a New Tag.

Click chuột vào vị trí bất kì của ô Tag Configuration, một cửa sổ mới mở ra, Google có định sẵn một số Tag thông dụng. Bạn chọn Universal Analytics. Giờ thì chẳng thấy Google Analytics Classic đâu nữa, nhưng thôi, Classic cổ rồi, không cần quan tâm nữa.
Bước kế tiếp bạn chỉ cần điền Tracking ID đã lấy lúc nãy trong GA dán vào trường Tracking ID. Chọn Track Type là Page View vì GA Tracking Code là để track Page View. Đồng thời mở More Settings > Advertising tick chọn luôn Enable Display Advertising Feature để Google Tag Manager thiết lập luôn Code DoubleClick vào GA Tracking Code để có thể xem được Report Demographics và Interest trong Google Analytics. (xem chi tiết: Display Advertising features)
Bỏ qua lựa chọn More Settings và Advanced Settings vì đây là 2 tuỳ chọn nâng cao sẽ có bài khác hướng dẫn các bạn về những thiết lập nâng cao này.
Bước cuối cùng chọn Triggering (còn gọi là Fire On) là All Pages. Bước này là phần Trigger có chứa Variable là URL (Variable này được GTM thiết lập sẵn) và có điều kiện nếu Variable này có RegEx phải thoả .* (là tất cả các URL) thì Tag Google Analytics này được phép chạy.
Trong đây thì Google đã thiếp lập sẵn điều kiện Trigger. Nếu bạn muốn tự đặt điều kiện như trên thì click vào More và thiếp lập ví dụ như mấy cái Event Tracking ở bài trước ấy. (Cài đặt Event Tracking trong Google Tag Manager)
Nói thêm về Trigger Type. Có 3 loại Trigger Type: Page View, DOM, Window Loaded.
- Page View có nghĩa là khi trang đó được xem thì Tag sẽ được chạy.
- DOM là cấu trúc của 1 trang web (Document Object Model), khi trang web được xem mà cấu trúc DOM chưa được load hết thì Tag chưa được chạy.
- Window Loaded có nghĩa là trang web đã load hoàn chỉnh thì Tag mới được chạy.
Nếu Tag Tracking Page View như GA thì nên để Trigger Type là Page View vì đôi khi trang chưa load hết nhưng người dùng cũng có thể đọc thông tin trên website thì nên cho Tag chạy để chuyển Page View về GA.
Còn những Tag quan trọng như Conversion thì nên để Trigger Type là Window Loaded vì đôi lúc trang xác nhận đặt hàng bị lỗi không load được… thì Tag sẽ không chạy.
Còn những Tag track những thành phần trong website thì nên để là DOM. Tìm hiểu thêm về DOM tại đây.
Cuối cùng là bấm Save ở phía trên cùng tay phải, là bạn đã tạo xong Tag Google Universal Analytics Tracking Code.
Kiểm tra cài đặt Google Tag Manager
Tương tự như kiểm tra cài đặt Google Analytics Tracking Code thôi, bạn cài plugin Google Tag Assisatant để kiểu tra. Xem Kiểm tra cài đặt Google Analytics tại bài viết Cài đặt Google Analytics.
Vài ngày nữa rảnh mình sẽ hướng dẫn gắn Code Tracking của Facebook và nói rõ hơn về Tag, Variable, Trigger và dùng tool Preview and Debug để test Tracking Code chạy đúng hay chưa.